HNC tổ chức Hội thảo về mô hình 9+

5/5 - (1 vote)

Nhằm tạo cơ hội học tập cho các em học sinh THCS, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, từ năm học 2024-2025, Trường Cao đẳng Hà Nội triển khai mô hình đào tạo 9+.  Mô hình này dành cho học sinh tốt nghiệp THCS và có nguyện vọng được giáo dục nghề nghiệp ở các trình trình độ.

Hôm nay (22/4), Cao đẳng Hà Nội nhà trường tổ chức Hội thảo về mô hình đào tạo 9+ nhằm triển khai hiệu quả mô hình này sau khi lắng nghe những ý kiến đóng góp quý giá từ các chuyên gia, các nhà quản lý và những người trực tiếp làm công giáo dục tại cơ sở.

Tham dự Hội thảo có TS Phạm Sĩ Bỉnh, nguyên Phó vụ trưởng Vụ giáo dục thường xuyên – Bộ Giáo dục và Đào tạo, bà Hoàng Thị Thu Thủy, Phó chánh Văn phòng HĐND-UBND huyện Thanh Trì, bà Lã Thị Tuyết Nhung, Phó trưởng phòng Giáo dục huyện Thanh Trì, thạc sĩ Phạm Thùy Chi – chuyên gia hướng nghiệp, nhà sản xuất các chương trình giáo dục trên VTV7 – Đài truyền hình Việt Nam.

Đặc biệt Hội thảo có sự tham dự của các thầy cô là hiệu trưởng của 17 trường THCS của huyện Thanh Trì và phụ huynh học sinh của 17 trường THCS.

Tham dự Hội thảo có thầy Ngô Văn Sự, Phó hiệu trưởng phụ trách Trường Cao đẳng Công nghệ Bách khoa Hà Nội, thầy Nguyễn Thế Nhị, thầy Trần Đình Hưng, Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghệ Bách khoa Hà Nội.

Về phía Trường Cao đẳng Hà Nội, có thầy Bùi Quang Thịnh, Chủ tịch hội đồng Trường, GS. Cho Hang Rok – Phó hiệu trưởng – kiêm trưởng khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Hàn Quốc – Trường Cao đẳng Hà Nội, TS Lê Đăng Hoan – cố vấn cao cấp của nhà trường và các thầy cô giảng viên, cán bộ các phòng ban chức năng của nhà trường.

Triển khai chương trình đào tạo 9+ là cách Trường Cao đẳng Hà Nội đồng hành với lựa chọn của các em học sinh lớp 9, đồng hành với các bậc phụ huynh, đồng hành ngành giáo dục huyện Thanh Trì cùng tìm hướng đi “2 trong 1” – học văn hoá kết hợp học nghề cho một bộ phận học sinh lớp 9.

Sau khi nghe giới thiệu về những lợi thế của mô hình 9+ tại Trường Cao đẳng Hà Nội, các đại biểu là chuyên gia, nhà quản lý GD và những người trực tiếp làm công giáo dục tại các trường THCS đã tham góp nhiều ý kiến có giá trị về mô hình này, những yêu cầu cần có trong chương trình đào tạo, để đảm bảo cung cấp kiến thức, kĩ năng đầy đủ và phù hợp nhất với khả năng của các em, Hội thảo cũng tập trung trao đổi về Công tác giáo dục hướng nghiệp tại các cơ sở giáo dục phổ thông hiện nay,…

Các đại biểu đều cho rằng, định hướng nghề nghiệp sớm theo lộ trình cụ thể, có trọng tâm, trọng điểm sẽ giúp các bạn trẻ đi con đường ngắn hơn đến việc làm, giúp các em có kỹ năng và kiến thức để chủ động tham gia thị trường lao động mà vẫn có thể vừa làm, vừa học lên trình độ cao hơn.

Thực tế đã cho thấy: Thị trường lao động Việt Nam hiện nay đã chuyển sang xu hướng coi trọng kỹ năng, hiệu quả làm việc của người lao động hơn là “soi” vào việc họ theo học loại hình đào tạo nào.

Có đến 50% nhà tuyển dụng hiện nay có xu hướng tìm kiếm ứng viên dựa trên kỹ năng của người lao động thay vì số năm kinh nghiệm như trước kia. Có thể nói, đây là tin vui cho học sinh lựa chọn học nghề sớm và thuần thục kỹ năng nghề.

Sau Hội thảo này, nhà trường sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với ngành giáo dục huyện Thanh Trì, các trường THCS, tạo lập một mạng lưới định hướng nghề nghiệp cho học sinh song song với việc phát triển hoạt động giáo dục nghề nghiệp, để triển khai hiệu quả mô hình đào tạo 9+, đảm bảo học là có việc làm đúng ngành nghề đào tạo cho tất cả các em học sinh có nguyện vọng học theo mô hình 9+, góp phần phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ phát triển kinh tế xã hội.

Đăng ký xét tuyển tại: https://xettuyen.caodanghanoi.edu.vn/

Hotline: 097 686 2442

 

 

0 0 votes
Đánh giá bài viết
Subscribe
Notify of
guest
0 Góp ý
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x