Học vật lý trị liệu: Nghề chưa bao giờ là tầm thường

Trong những năm gần đây, Ngành Kỹ thuật Vật lý trị liệu & Phục hồi chức năng đang thu hút lượng lớn bạn trẻ quan tâm đăng ký. Vậy, ngành này có gì đặc biệt mà thu hút giới trẻ đến thế?

Nghề vật lý trị liệu và những lầm tưởng

Hoạt động vật lý trị liệu là chuyên ngành khá mới ở Việt Nam dù đã có lâu đời trên thế giới. Do vậy, nhiều người nghĩ vật lý trị liệu là nghĩ đến phương pháp chữa bệnh cổ truyền như bốc thuốc, xoa bóp bấm huyệt.

Học vật lý trị liệu: Nghề chưa bao giờ là tầm thường

Sự thực là ngành nghề Kỹ thuật vật lý trị liệu và phục hồi chức năng có 2 lĩnh vực làm việc chính là: Phục hồi chức năng về vật lý trị liệu, phục hồi chức năng về hoạt động trị liệu.

Phương pháp vật lý trị liệu là không dùng đến thuốc mà dựa vào các thiết bị máy vật lý trị liệu, phương pháp vận động trị liệu, điều trị bằng dụng cụ chỉnh hình và dụng cụ trợ giúp.

Vật lý trị liệu dành cho những bệnh nhân không tự thực hiện được động tác vận động, thăng bằng kém, kiểm soát đầu, cổ và thân mình kém; chậm phát triển về vận động ở trẻ, cứng khớp; người khuyết tật thực hiện được công việc họ cần và muốn làm thông qua việc sử dụng chính các hoạt động thường ngày như lau bàn, quét nhà, ra vào nhà tắm, pha trà…

Ngành Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng có thế mạnh là kỹ thuật viên có thể làm việc độc lập, không phụ thuộc vào y lệnh của bất kỳ ai. Họ có khả năng thực hiện khám, đánh giá và lập kế hoạch tập luyện PHCN cho người bệnh. Họ là những người thực hiện trực tiếp các kỹ thuật điều trị theo chương trình đã được lập ra. Bởi vậy, nói ngành vật lý trị liệu & phục hồi chức năng chưa bao giờ tầm thường, là ngành “hot”, ngành của tương lai là hoàn toàn chính xác.

Học vật lý trị liệu là học những gì?

Theo quy định của Bộ Lao động, Thương Binh & Xã hội, sinh viên theo học khoa Vật lý trị liệu & Phục hồi chức năng hệ cao đẳng sẽ được trang bị những kỹ năng như:

  • Trình bày đầy đủ chỉ định, chống chỉ định điều trị bằng máy vật lý trị liệu.
  • Mô tả đầy đủ các bước thực hiện điều trị bằng máy vật lý trị liệu.
  • Phân tích mức độ đáp ứng, thời gian tập bằng máy vật lý trị liệu cho từng người bệnh phù hợp.
  • Giải thích rõ tác dụng điều trị của máy tập vật lý trị liệu để người bệnh phối hợp thực hiện.
  • Trình bày đầy đủ chỉ định, chống chỉ định điều trị vận động trị liệu.
  • Mô tả đầy đủ các bước thực hiện điều trị bằng vận động trị liệu.
  • Phân tích mức độ đáp ứng, thời gian tập vận động trị liệu cho phù hợp với từng người bệnh.
  • Giải thích rõ tác dụng của các kỹ thuật vận động trị liệu để người bệnh phối hợp thực hiện.
  • Trình bày đầy đủ chỉ định, chống chỉ định điều trị bằng dụng cụ chỉnh hình và dụng cụ trợ giúp.
  • Giải thích rõ tác dụng của từng loại dụng cụ chỉnh hình và dụng cụ trợ để người bệnh sử dụng đúng.
  • Liệt kê các bước sử dụng từng loại dụng cụ chỉnh hình và dụng cụ trợ giúp.
  • Phân tích mức độ đáp ứng, thời gian sử dụng dụng cụ chỉnh hình và dụng cụ trợ giúp cho từng người bệnh phù hợp.
  • Trình bày được vị trí, chức năng của các nhóm cơ.
  • Trình bày đầy đủ chỉ định, chống chỉ định xoa bóp, bấm huyệt.
  • Giải thích cơ chế tác dụng của xoa bóp, bấm huyệt.
  • Liệt kê các bước xoa bóp, bấm huyệt.
  • Thực hiện thành thạo điều trị bằng thiết bị máy vật lý trị liệu.
  • Theo dõi, đánh giá hiệu quả của điều trị bằng thiết bị máy vật lý trị liệu trên người bệnh.
  • Thực hiện kỹ thuật điều trị bằng vận động trị liệu thành thạo cho người bệnh.
  • Theo dõi, đánh giá hiệu quả của điều trị bằng vận động trị liệu trên người bệnh.
  • Sử dụng thành thạo dụng cụ chỉnh hình và dụng cụ trợ giúp.
  • Theo dõi, đánh giá hiệu quả của điều trị bằng dụng cụ chỉnh hình và dụng cụ trợ giúp trên người bệnh.
  • Thực hiện thành thạo động tác xoa bóp, bấm huyệt cơ bản.
  • Thực hiện thành thạo xoa bóp, bấm huyệt.
  • Theo dõi, đánh giá hiệu quả của xoa bóp, bấm huyệt trên người bệnh.
  • Xử trí đúng và kịp thời các tai biến trong điều trị.

Học vật lý trị liệu ở đâu để giỏi nghề, thạo việc?

Dữ liệu thống kê nhu cầu đào tạo Vật lý trị liệu & Phục hồi chức năng (PHCN) tại Việt Nam năm 2019 cho thấy, ước tính cả nước thiếu hụt khoảng 10.000 kỹ thuật viên vật lý trị liệu đào tạo bài bản.

Học vật lý trị liệu ở đâu để giỏi nghề, thạo việc? 

Hơn nữa, sự phân bố nhân lực bác sĩ trong lĩnh vực này không đồng đều giữa các vùng, tỷ lệ cao nhất tại các vùng Bắc Trung Bộ (27,5%) và Trung du và Miền núi phía Bắc (25%).

Để đáp ứng sự thiếu hụt nhân lực này, hiện nay khá nhiều trường đào tạo đã mở Khoa Vật lý trị liệu & Phục hồi chức năng.

Học vật lý trị liệu, muốn giỏi thì sinh viên phải thực hành nhiều, thực hành quen tay. Bởi vậy, để chọn một ngôi trường cao đẳng vật lý trị liệu & Phục hồi chức năng tốt hãy chọn ngôi trường có giáo trình thiên về thực hành.

Bạn có thể chọn trường cao đẳng y dược như Trường Cao đẳng Hà Nội, với giáo trình chuyên sâu về thực hành đến 70%. Ngay từ năm đầu tiên, sinh viên sẽ có cơ hội thực tập tại các công ty, đơn vị và tập đoàn y tế để rèn luyện tâm lý và kỹ năng thực hành cũng như kỹ năng giao tiếp với người bệnh. Giảng đường thực hành có thể được xem như một con đường, giúp sinh viên tiếp cận gần hơn với nhà tuyển dụng và thực tế công việc.

Trong chương trình giảng dạy, HNC cũng đưa môn ngoại ngữ thành môn học song song để giúp sinh viên hội nhập quốc tế và tìm kiếm cơ hội du học cũng như mở ra cơ hội việc làm sau tốt nghiệp ở cả trong và ngoài nước.

Chỉ tiêu tuyển sinh ngành vật lý trị liệu của HNC có giới hạn. Do vậy, các bạn hãy nhanh đăng ký xét tuyển sớm vào HNC để chắc một suất học ngành này nhé.

Link đăng ký xét tuyển: http://tuyensinh.caodanghanoi.edu.vn/

xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Trang web này sử dụng cookie để mang đến cho bạn trải nghiệm duyệt web tốt hơn. Bằng cách duyệt trang web này, bạn đồng ý với việc chúng tôi sử dụng cookie.