Học Kỹ thuật Phục hồi chức năng ra trường làm ở đâu?

Đánh giá post

Phục hồi chức năng không phải ngành mới, nhưng vài năm trở lại, đây luôn là ngành nằm trong danh sách ưu tiên phát triển trong lĩnh vực Y Dược.

Giảng viên HNC, KTV Trưởng Nguyễn Thành Nam - BV Bạch Mai đang hướng dẫn sinh viên Khoa Phục hồi chức năng HNC tham quan TT Phục hồi chức năng - BN Bạch Mai
Giảng viên HNC, KTV Trưởng Nguyễn Thành Nam – BV Bạch Mai đang hướng dẫn sinh viên Khoa Phục hồi chức năng HNC tham quan TT Phục hồi chức năng – BV Bạch Mai

Thiếu nhân lực ngành Kỹ thuật Phục hồi chức năng

Theo Bộ Y tế, cả nước đang thiếu khoảng 4.850 nhân lực có chuyên môn được đào tạo về phục hồi chức năng, nhiều gấp 2 lần so với lực lượng được cấp Chứng chỉ hành nghề hiện có. Đó là lý do Phục hồi chức năng được đẩy mạnh đào tạo tại nhiều trường. Không chỉ hiện tại, trong tương lai ngành còn sở hữu nhiều tiềm năng, từ đó nâng cao vị thế trong lĩnh vực Y Dược.

Dự báo trong tương lai, ngành Kỹ thuật Phục hồi chức năng được đánh giá cao về triển vọng và cơ hội việc làm. Năm 2023, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 569/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển hệ thống phục hồi chức năng giai đoạn 2023 – 2030, tầm nhìn năm 2050. Theo đó, cả nước tiếp tục duy trì, kiện toàn hệ thống mạng lưới cơ sở, đảm bảo hơn 90% cơ sở được đầu tư phát triển. Đẩy mạnh nguồn nhân lực đạt tỷ lệ nhân viên y tế chuyên môn tối thiểu 0.5 người/10.000 dân. 

Để đạt được mục tiêu đề ra, Chương trình cần xây dựng, phát triển các mã ngành nghề đào tạo Phục hồi chức năng trên khắp cả nước; Xây dựng chức danh nghề nghiệp và vị trí làm việc. Từ đó thúc đẩy quy mô đào tạo lớn cho ngành trong tương lai. 

Ngành học này được đào tạo cả hệ Đại học, hệ Cao đẳng và hệ Trung cấp.

TS Lê Quang Minh, giảng viên HNC giới thiệu về giải phẫu cơ thể người
TS Lê Quang Minh, giảng viên HNC giới thiệu về giải phẫu cơ thể người

Ngành kỹ thuật Phục hồi chức năng học bao nhiêu lâu?

  • Đối với hệ Đại học: Chương trình đào tạo Kỹ thuật viên phục hồi chức năng trong thời gian 4 năm hệ chính quy.
  • Đối với hệ Cao đẳng: Chương trình đào tạo Kỹ thuật viên phục hồi chức năng trong thời gian 3 năm hệ chính quy.
  • Đối với hệ Trung cấp: Đào tạo Kỹ thuật viên Phục hồi chức đăng từ 1 – 3 năm tùy thuộc vào từng đối tượng cụ thể.

Theo đó, sinh viên theo học ngành Kỹ thuật phục hồi chức năng tại Trường Cao đẳng Hà Nội (HNC) được đào tạo các môn chung, môn cơ sở, môn chuyên ngành. Cụ thể:

Các môn học chung: Giáo dục quốc phòng, Thể dục thể thao, Giáo dục pháp luật, Chính trị, Tin học, Ngoại ngữ.

Các môn học cơ sở: Giải phẫu – sinh lý, Điều dưỡng cơ bản – Cấp cứu ban đầu, Vi sinh – ký sinh trùng, Dược lý, Tổ chức và quản lý y tế, Vệ sinh phòng bệnh, Kỹ năng giao tiếp và giáo dục sức khỏe.

Các môn học chuyên ngành: Giải phẫu chức năng hệ vận động và thần kinh, Vận động trị liệu, Châm cứu, Xoa bóp trị liệu, Các phương pháp vật lý trị liệu, Vật lý trị liệu nội khoa, Vật lý trị liệu ngoại khoa, Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng, Lượng giá chức năng vận động, Thực tập các kỹ thuật vật lý trị liệu cơ bản tại bệnh viện, Thực tập vật lý trị liệu ngoại khoa tại bệnh viện, Thực tập vật lý trị liệu nội khoa tại bệnh viện, Thực tập tại cộng đồng, Thực tập tốt nghiệp.

Kỹ thuật Phục hồi chức năng được đào tạo những gì?

Về kiến thức

Sinh viên nắm chắc những kiến thức chuyên ngành như trên để vận dụng vào việc thực hiện những chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước trong công tác chăm sóc sức khỏe của nhân dân nói chung và của những bệnh nhân ngành Phục hồi chức năng nói riêng.

Kỹ thuật viên phục hồi chức năng còn phải biết cách lập kế hoạch, vận dụng, phân tích, xây dựng Điều trị vật lý, hiểu biết những kiến thức khoa học, xã hội, tâm lý xoa dịu cả nỗi đau về thể xác lẫn tinh thần cho người bệnh.

Về kỹ năng

Cử nhân thực hành Phục hồi chức năng (tức tốt nghiệp cao đẳng) được trang bị các kỹ năng:

  • Khám chữa, lập kế hoạch chăm sóc phù hợp điều trị cho bệnh nhân
  • Vận dụng đúng, sử dụng thành thạo, biết cách bảo quản những dụng cụ điều trị
  • Hướng dẫn bệnh nhân áp dụng các hình thức phục hồi chức năng cơ bản
  • Tham gia tuyên truyền, giáo dục, tư vấn những phương pháp phòng ngừa, phòng tránh những trường hợp dễ gây thương tật, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân và cộng đồng.

Về kỹ năng mềm

Kỹ năng giao tiếp là một yếu tố vô cùng quan trọng, giúp người kỹ thuật viên thuận lợi trong quá trình điều trị và chăm sóc bệnh nhân. Ngoài ra, Kỹ thuật viên cũng phải biết thêm những kỹ năng về ngoại ngữ, tin học để trợ giúp cho công việc của mình.

Thái độ làm việc 

Một nhân viên Kỹ thuật Phục hồi chức năng cần phải có thái độ và tố chất sau nếu muốn hoàn thành tốt công việc được giao: khiêm tốn, cẩn thận, thật thà, vui vẻ, chịu được áp lực công việc tốt, không ngừng học hỏi và vươn lên … Đặc biệt đó là niềm đam mê yêu thích nghề nghiệp của mình, khi có đam mê thì bạn sẽ quyết tâm kiên trì để vượt qua những khó khăn, thử thách trong công việc.

Cơ hội việc làm ngành Kỹ thuật Phục hồi chức năng

Khi tốt nghiệp chuyên ngành Kỹ thuật Phục hồi chức năng, bạn có thể đảm nhận các vị trí sau:

  • Làm việc tại các bệnh viện.
  • Trung tâm Điều dưỡng – Phục hồi chức năng.
  • Trung tâm Chỉnh hình – Phục hồi chức năng ở các cơ sở y tế công lập và tư nhân.
  • Làm việc tại các bệnh viện, Trung tâm PHCN ở nước ngoài có ký kết với Việt Nam về trao đổi nguồn nhân lực.
  • Trở thành những kỹ thuật viên, bác sĩ vật lý trị liệu – phục hồi chức năng, làm việc tại các bệnh viện điều dưỡng phục hồi chức năng, các trung tâm phục hồi chức năng.
  • Làm việc tại các trường chuyên biệt dành cho trẻ em khuyết tật.
  • Làm việc tại các cơ sở giáo dục: Nếu có trình độ chuyên môn và kỹ năng tốt, bạn hoàn toàn có thể tham gia giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp… có đào tạo ngành Kỹ thuật phục hồi chức năng.

Trong ngành cũng phân chia thành nhiều vị trí gồm:

  • Kỹ thuật viên Phục hồi chức năng: Hỗ trợ người bệnh các bài tập và liệu pháp nhằm khôi phục chức năng xương, cơ, khớp,…
  • Kỹ thuật viên tư vấn Phục hồi chức năng: Lựa chọn và sử dụng các thiết bị hỗ trợ như nạm tay chân, xe lăn và phương tiện di chuyển khác.
  • Kỹ thuật viên vật lý trị liệu: Áp dụng các kỹ thuật như massage, điện, nhiệt, bài tập cơ học trong phục hồi chức năng xương, cơ, khớp và tăng cường sức khỏe.
  • Kỹ thuật viên ngôn ngữ học: Hỗ trợ người bệnh phục hồi chức năng giao tiếp, ngôn ngữ, điều trị rối loạn ngôn ngữ, nói, thấu hiểu ngôn ngữ.
  • Kỹ thuật viên tâm lý trị liệu: Hỗ trợ phục hồi tâm lý, tinh thần sau khi người bệnh bị chấn thương, mắc các bệnh lý,…

Học ngành Kỹ thuật Phục Hồi chức năng ra trường làm công việc cụ thể gì?

Sau khi tốt nghiệp ngành Kỹ thuật Phục Hồi chức năng, bạn có nhiều lựa chọn nghề nghiệp trong lĩnh vực phục hồi chức năng và y tế. Dưới đây là một số hướng đi và công việc cụ thể sau khi ra trường:

  • Vật lý trị liệu viên: Trở thành một vật lý trị liệu viên là lựa chọn phổ biến nhất cho những người tốt nghiệp ngành Kỹ thuật Phục hồi chức năng. Với bằng cấp và kiến thức về các phương pháp phục hồi chức năng, bạn có thể làm việc trong bệnh viện, phòng khám, trung tâm phục hồi hoặc tư thục.
  • Nhân viên Phục hồi chức năng: Thực hiện vào việc giúp đỡ những người có khuyết tật hoặc bị thương đau trong việc phục hồi chức năng và tự chăm sóc bản thân hợp lý.
  • Chuyên gia cải thiện chất lượng cuộc sống: Bạn có thể làm việc trong lĩnh vực này để giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của những người mắc các vấn đề về chức năng vật lý.
  • Chuyên gia phục hồi thể chất và thể dục: Trở thành một chuyên gia phục hồi thể chất và thể dục có thể giúp bạn làm việc trong các cơ sở thể dục thể thao hoặc hỗ trợ những người cần tái lập sức khỏe sau chấn thương.
  • Chuyên viên Y tế công cộng: Bạn có thể áp dụng kiến thức và kỹ năng kỹ thuật phục hồi chức năng vào lĩnh vực Y tế Công cộng hoặc Y tế Công nghệ, đóng góp vào việc phát triển và triển khai các công nghệ y tế mới.
  • Nghiên cứu và Phát triển sản phẩm y tế: Một lựa chọn khác là làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển sản phẩm y tế, giúp tạo ra các công nghệ mới và cải thiện phương pháp điều trị trong lĩnh vực phục hồi chức năng.

Những lĩnh vực này chỉ là một phần nhỏ trong các hướng đi nghề nghiệp mà bạn có thể tham gia sau khi tốt nghiệp ngành Kỹ thuật Phục hồi chức năng. Quan trọng nhất là tìm kiếm và lựa chọn con đường phù hợp nhất với sở thích, kỹ năng và mục tiêu cá nhân của bạn.

Mức lương ngành Kỹ thuật Phục hồi chức năng 

Mức lương ngành Kỹ thuật Phục hồi chức năng phân chia theo vị trí, đơn vị làm việc, sự phát triển ngành tại địa phương,… Thu nhập trung bình dao động từ 10 – 18 triệu VNĐ/ tháng. Ngoài ra, mỗi kỹ thuật viên có tay nghề cao sẽ được trả từ 300.000 – 500.000 VNĐ/bệnh nhân cho một giờ trị liệu.

Tùy thuộc vào trình độ và kinh nghiệm làm việc mà mức lương của kỹ thuật viên phục hồi chức năng có khác nhau. Nếu có kinh nghiệm trong Kỹ thuật Phục hồi chức năng, có chuyên môn cao, bạn còn có cơ hội thăng tiến trong công việc, hoặc mở phòng vật lý trị liệu riêng, mở dịch vụ vật lý trị liệu tại nhà với mức thu nhập hấp dẫn.

Những tố chất phù hợp với ngành Kỹ thuật Phục hồi chức năng

Làm việc trong lĩnh vực sức khỏe là môi trường cần nhiều tố chất, kỹ năng và chuyên môn nhất. Là một kỹ thuật viên phục hồi chức năng bạn cần có các tố chất sau:

  • Lòng nhiệt huyết và đam mê nghề nghiệp.
  • Lòng tận tụy với sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân, phục hồi, điều trị và phục hồi lại những chức năng của cơ thể người bệnh, hết lòng phục vụ người bệnh.
  • Sự bình tĩnh, nhẹ nhàng, thông cảm và thấu hiểu nỗi đau của người bệnh.
  • Khiên tốn và học hỏi kinh nghiệm từ những anh chị đi trước trong nghề, chân thành hợp tác với đồng nghiệp.
  • Trung thực, khách quan, nghiêm túc trong công việc chuyên môn. Đáp ứng, hoàn thành mọi công việc mà cấp trên giao phó.
  • Tuân thủ mọi quy tắc mà cơ quan, nơi làm việc.

Có thể nói, việc làm ngành Kỹ thuật Phục hồi chức năng tại Trường Cao đẳng Hà Nội – HNC khá hấp dẫn, vì vậy sinh viên sau khi tốt nghiệp không lo thất nghiệp.

Đăng ký xét tuyển ngay vào ngành Kỹ thuật phục hồi chức năng – HNC  tại: https://hoso.caodanghanoi.edu.vn/nophosoxettuyen
Hotline: 097 686 2442

 

0 0 votes
Đánh giá bài viết
Subscribe
Notify of
guest
0 Góp ý
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x